Hiệu quả của dự án Giảm nghèo Khu vực Tây Nguyên tỉnh Đắk Nông (Dự án WB) năm 2017
Đăng ngày: (01-02-2018);
Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên – tỉnh Đắk Nông (Dự án WB), chính thức triển khai các hoạt động của Dự án từ năm 2015
 Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên – tỉnh Đắk Nông (Dự án WB), chính thức triển khai các hoạt động của Dự án từ năm 2015. Dự án triển khai trên địa bàn 20 xã khó khăn của 4 huyện là: Krông Nô; Tuy Đức; Đắk Song và Đắk Glong (gồm có 04 hợp phần như sau: Phát triển Cơ sở hạ tầng cấp thôn/bản;Phát triển sinh kế bền vững; Phát triển Cơ sở hạ tầng kết nối cấp huyện, nâng cao năng lực truyền thông; Quản lý Dự án).

            - Mục tiêu tổng thể của dự án: Dự án triển khai với mục tiêu hướng đến là giảm nghèo, nâng cao kiến thức cho người dân trong hoạt động sản xuất để cải thiện đời sống. Cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thông qua các công trình xây dựng phù hợp.

            - Đối tượng mà Dự án hỗ trợ: Dự án ưu tiên hỗ trợ là người Dân tộc thiểu số, người nghèo trong vùng (được thể hiện trong các nhóm sinh kế phải có tối thiểu 70% hộ nghèo và cận nghèo…).

            Một số kết quả triển khai năm 2017:

Về phát triển cơ sở hạ tầng: Kế hoạch năm 2017 triển khai 72 công trình, gồm: Đường giao thông: 46 công trình, tổng số 32,2 km; Cầu: 01 công trình, tổng số mét: 5m; Trường học, nhà văn hóa: 22 công trình; Kênh mương: 02 công trình, tổng số mét: 1.200m; Hệ thống nước sạch 01 công trình.

            Trong đó, đã xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng 34 công trình (11 công trình đang triển khai thi công, ước tính khối lượng công trình đạt 60%, dự kiến hoàn thành trong quý I/2018; 27 công trình chuyển tiếp sang năm 2018 thực hiện).

            * Về cơ bản, tiến độ triển khai các hoạt động về cơ sở hạ tầng ước đạt 65% so với kế hoạch (vì nguồn vốn phân bổ để triển khai các hoạt động thấp hơn rất nhiều so với kế hoạch được duyệt). Các công trình cơ sở hạ tầng hoàn thành được cộng đồng, người hưởng lợi đánh giá cao về chất lượng đồng thời làm giảm bớt khó khăn cho người dân trong việc đi lại, vận chuyển hàng hóa, tạo thêm trường lớp học cho học sinh, nước sạch, điểm sinh hoạt văn hóa.v.v.

            Về phát triển sinh kế: Năm 2017, dự án triển khai 380 tiểu dự án sinh kế (TDA sinh kế). Trong đó có 379 TDA sinh kế thuộc an ninh lương thực, dinh dưỡng, đa dạng hóa sinh kế và 01 TDA liên kết thị trường.

Trong đó, đã triển khai hoàn thành 252 TDA sinh kế (hỗ trợ giống, phân bón, chuồng trại); 126 TDA sinh kế chuyển tiếp sang năm 2018 để thực hiện; 02 TDA sinh kế không thực hiện, do tỷ lệ người hưởng lợi không đảm bảo đúng theo quy định của Dự án.

* Nhìn chung tiến độ triển khai các hoạt động về sinh kế ước đạt 66% tiến độ so với kế hoạch (vì nguồn vốn phân bổ để triển khai các hoạt động thấp hơn rất nhiều so với kế hoạch được duyệt).

Việc triển khai các hoạt động sinh kế theo nhóm, được sự hỗ trợ từ Dự án đã tăng thêm thu nhập cho người dân, tăng thêm giá trị dinh dưỡng trong bữa ăn, bước đầu đã thay đổi tích cực trong tư duy canh tác, nâng cao năng lực sản xuất của người dân, chăn nuôi theo hướng an toàn và bảo vệ môi trường. Tuy còn gặp rất nhiều khó khăn, nhưng bước đầu đã đưa sản phẩm của người dân đến với thị trường, doanh nghiệp…

Ngoài ra, trong năm 2017 dự án đã triển khai tốt công tác đào tạo, tập huấn và truyền thông, góp phần cho người thụ hưởng tăng cường hiểu biết về Dự án; nhận thức về vai trò, trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm khi triển khai các hoạt động được nâng cao.

                Về tài chính, giải ngân: Giá trị phê duyệt kế hoạch năm 2017 nguồn vốn vay (ODA) là: 211,7 tỷ đồng; Nguồn vốn đối ứng là: 6,5 tỷ đồng.

Lũy kế vốn bố trí đến thời điểm hiện tại: Nguồn vốn ODA là: 82,1 tỷ đồng, đạt 38% so với giá trị kế hoạch hoạt động năm 2017 được phê duyệt (Trong đó, 72 tỷ đồng giao đầu năm; 10,1 tỷ đồng mới giao trong tháng 12/2017). Đến thời điểm hiện tại đã giải ngân hết 72 tỷ đồng, phần vốn bổ sung Ban QLDA tỉnh đang làm thủ tục rút vốn từ Bộ Tài chính, dự kiến hoàn thành giải ngân trước 31/01/2018); Nguồn vốn đối ứng là: 5,3 tỷ đồng, đạt 81% so với giá trị kế hoạch phê duyệt.

            Tiến độ giải ngân: Nguồn vốn ODA là: 72 tỷ đồng, đạt 90% kế hoạch vốn được giao; nguồn vốn đối ứng: giải ngân 4,5 tỷ đồng, đạt 84% kế hoạch vốn được giao.

            Trong quá trình triển khai thực hiện dự án mặc dù có nhiều thuận lợi, kết quả thực hiện dự án đã có sự tác động tích cực đến đời sống của người dân, thúc đẩy tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người dân thụ hưởng, tuy nhiên trong quá trình triển khai dự án vẫn còn gặp một số khó khăn, vướng mắc:

            - Sự hỗ trợ từ cấp huyện còn những hạn chế nhất định, một số cán bộ tư vấn còn thụ động trong việc tham mưu, triển khai các hoạt động.

- Bộ máy quản lý Dự án tại cấp xã làm việc kiêm nhiệm và có nhiều sự thay đổi, nên việc triển khai các hoạt động tại địa phương vẫn còn chậm.

- Năm 2017, tình hình khí hậu, thời tiết thay đổi diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến việc triển khai các hoạt động cơ sở hạ tầng, các hoạt động sinh kế dịch bệnh trên một số cây trồng, vật nuôi.

- Nguồn vốn ODA được phê duyệt là 211,7 tỷ đồng, nhưng vốn bố trí cho Dự án để triển khai thực hiện là 82,1 tỷ đồng chiếm 38% số vốn so với kế hoạch, đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ triển khai của Dự án.

Khúc Thị Thoi - Trưởng phòng KGVX